Kinh tế - xã hội Vĩnh Long

Kinh tế

Năm 2018, Vĩnh Long là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 41 về số dân, xếp thứ 42 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 35 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 62 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.051.800 người dân[22], GRDP đạt 47.121 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0465 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 44,8 triệu đồng (tương ứng với 1.946 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,17%.[23]

Năm 2011, GRDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, v.v … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5,6 tấn/ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn[24].

Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoádoanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng[24].

Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%[25]. Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn[26].

Năm 2019, nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long duy trì đà tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%.

Các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh Vĩnh Long cơ bản được hoàn thành, ước có 20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 6.794 tỷ đồng, đạt 110,1% dự toán và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.117 tỷ đồng, đạt 102,29% kế hoạch và tăng 8,46% so với năm 2018.

Cùng với đó, tạo thêm việc làm mới cho 25.242 lao động, đạt 126,21% kế hoạch và tăng 8,82% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 50,65 triệu đồng, tăng 2,55 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 là 48,1 triệu đồng)...

Xã hội

Y tế

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 17 bệnh viện, 101 trạm y tế phường xã và 6 phòng khám đa khoa khu vực. Năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá. Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, các huyện Mang ThítTrà Ôn.

Danh sách các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long:

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long
  • Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Long
  • Trung tâm Y tế huyện Vũng Liêm (Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Văn Thủ)
  • Trung tâm Y tế huyện Bình Tân
  • Trung tâm Y tế huyện Trà Ôn
  • Trung tâm Y tế huyện Mang Thít
  • Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh
  • Trung tâm Y tế huyện Tam Bình
  • Trung tâm Y tế huyện Long Hồ
  • Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Vĩnh Long
  • Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Vĩnh Long
  • Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Long
  • Bệnh viện Đa khoa khu vực kết hợp Quân dân y Tân Thành
  • Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoà Phú
  • Bệnh viện Triều An - Loan Trâm
  • Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long

Giáo dục

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 371 trường học ở cấp phổ thông trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo[27] và 3 trường Đại học, 5 trường Cao đẳng và 1 trường văn hóa nghệ thuật. Dưới đây là danh sách các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:

Tỷ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[27].